70.000 VNĐ
Binh pháp tôn tử & nghệ thuật kiếm tiền vận dụng các ý tưởng trong binh pháp Tôn Tử để hướng dẫn giải quyết các vấn đề của lĩnh vực tài chính kinh doanh một cách thích đáng và hiệu quả. Michael M.K.Cheung có những so sánh xác đáng giữa nguyên tắc dụng binh và nghệ thuật kiếm tiền, và việc áp dụng thành công các chiến lược của Tôn Tử vào trong cuộc sống kinh doanh đã được chứng minh rõ rệt qua nhiều ví dụ thực tế. Những ý tưởng quân sự tưởng chừng như xa lạ với thương trường nhưng đã qua giải thích và suy diễn của tác giả đã trở thành những lời khuyên quý giá cho những người làm kinh doanh.
Những thương nhân nổi tiếng thời Tiên Tần là Đào Chu Công (Phạm Lãi), Bạch Khuê đã biết ứng dụng thành công Binh pháp Tôn Tử vào quản lý kinh doanh. Bước vào xã hội hiện đại, nhiều nước tư bản phát triển không hẹn mà cùng có ý tưởng vận dụng Binh pháp Tôn Tử để cải thiện vấn đề quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giữa thế kỷ 20 tại Nhật Bản thậm chí còn hình thành một học phái kinh doanh bằng binh pháp, với sức ảnh hưởng lan toả khắp thế giới, hình thành cơn sốt nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều công ty lớn thậm chí còn trực tiếp sử dụng Binh pháp Tôn Tử làm giáo trình huấn luyện dành cho các nhân viên quản lý bậc trung trở lên. Theo Thời báo kinh tế thế giới ra ngày 24-1-1983, một phái đoàn quản lý doanh nghiệp Trung Quốc đi thăm Nhật Bản để tham khảo kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, đã được cán bộ phía Nhật Bản giải thích như sau: Kinh nghiệm quản lý của chúng tôi đều xuất phát từ đất nước Trung Quốc của các anh, và tặng cho phái đoàn Trung Quốc một cuốn sách, thật bất ngờ, đó chính là Binh pháp Tôn Tử.
Hoa Kỳ cũng đã đem Binh pháp Tôn Tử ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Claude S. Gorge trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng quản lý (The History of Managerial Thoughts) xuất bản năm 1972, đã nhận xét về giá trị to lớn của lý thuyết dùng người trong Binh pháp Tôn Tử đối với vấn đề quản lý doanh nghiệp hiện đại. Ông viết rằng: Nếu muốn trở thành nhân tài về quản lý, bạn nhất định phải đọc Binh pháp Tôn Tử. Vào năm 1979, D. A. Holway trong tác phẩm Lịch sử phát triển của tư tưởng quản lý cũng hết sức ca ngợi những tư tưởng quản lý kinh tế hàm ẩn trong Binh pháp Tôn Tử, và nhận xét rằng phương pháp phân chia cấp bậc quân đội, đẳng cấp tướng lĩnh trong quản lý quân sự, cách sử dụng thanh la, cờ xí, lửa hiệu để chuyền tin tức chứng tỏ Tôn Tử đã biết cách xử lý tốt các mối quan hệ giữa tham mưu và lãnh đạo trực tiếp, và cho rằng lý luận tổ chức kiểu mẫu cho quản lý doanh nghiệp hiện đại. Trong chương Kế của Binh pháp Tôn Tử có viết. Tướng lĩnh phải có các đức tính (mưu trí), (uy tín), (nhân từ), (dũng cảm), (nghiêm minh). Đặt trong thương trường hiện đại, quan điểm này vẫn giữ nguyên ý nghĩa chỉ đạo phổ biến của nó, chỉ có điều chiến trường giờ đã đổi sang thương trường, tướng lĩnh của thương trường chính là các doanh nhân. Và một doanh nhân cũng phải biết về tình hình thương trường của mình, như binh pháp Tôn Tử có viết.
Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu, không thể tính việc kết giao; chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân; không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi. Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong thành công, phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật. Quân đội hành động thần tốc thì nhanh như gió cuốn, hành động chậm rãi thì lừng khừng như rừng rậm, khi tấn công thì như lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đá, khi ẩn mình thì như bóng tối, khi xung phong thì như sấm sét. Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ; cân nhắc lợi hại được mất rồi mới tùy cơ hành động. Trước hết phải rõ phương pháp biến cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là nguyên tắc hành quân.